18 THÁNG 7, LỊCH THỐNG NHẤT NĂM 1914, ĐÂU ĐÓ TẠI THỦ ĐÔ BERUN
Lúc đầu chỉ có ánh sáng. Sau đó là một cảm giác trôi nổi nhẹ nhàng, một khoảnh khắc bình yên chợt thoáng qua. Hơi ấm và sự bồn chồn khiến người ta như mất trí. Mất trí ư? Chắc là tôi đã quên mất cái gì đó rồi. Nhưng là gì? Rốt cuộc tôi đã quên cái gì?
Trước khi tôi kịp tìm ra câu trả lời, nó bắt đầu run rẩy. Một lúc sau bộ não của nó cảm nhận được cái lạnh. Một cơn ớn lạnh thấu xương. Đó là phản ứng đầu tiên của một em bé mới sinh với không khí thô ráp ở bên ngoài tử cung. Cũng chẳng có thời gian để nhận ra điều này.
Nhưng sự tấn công bất chợt của những cảm giác vừa lạ vừa quen đã khiến nó hoảng loạn. Nó quằn quại trong đau khổ, chật vật cố gắng để hít thở. Cơn đau gần như không thể chịu được khi hai lá phổi, toàn bộ cơ thể và tất cả từng tế bào một đều như kêu gào để lấy oxy. Không thể giữ được lý trí và sự bình tĩnh, nó bắt đầu vùng vẫy.
Những giác quan đã bị quá tải, giờ thêm bị tàn phá bởi sự thống khổ tột độ khiến nó chỉ biết vùng vẫy trong cơn đau. Bị bóp nghẹt bởi những thứ này, nó bất tỉnh, hoàn toàn được giải phóng khỏi những cảm xúc của một con người đã nhiều năm chưa từng khóc. Cơ thể nó nức lên theo bản năng.
Nhận thức mờ dần đi, và bản thân trở nên rối bời. Khi tỉnh giấc, nó nhìn thấy bầu trời xám xịt. Thế giới trông thật mờ… Hay là do thị lực?
Mọi thứ trông méo mó như khi đeo kính nhầm số vậy.
Mặc dù đã mất đi liên hệ với cảm xúc con người từ lâu, ngay cả nó cũng thấy bất an bởi tầm nhìn mờ mịt này. Không thể nhìn được ngay cả những hình khối xác định nào.
Sau gần 3 năm, sau khi lấy lại được nhận thức về bản thân, nó bối rối tột độ.
“Cái gì thế này? Có chuyện gì xảy ra với mình vậy?” Cơ thể này lúc đó đã không thể duy trì nhận thức được lâu, và chẳng có ký ức về việc được đưa vào đấy. Vậy nên khi tiềm thức của nó chỉ vừa đủ ghi nhớ tiếng khóc của một đứa trẻ lọt lòng, nó thấy tiếng khóc ấy thật xấu hổ mà không hiểu được tại sao.
Có lẽ người lớn không khóc, nhưng em bé thì có. Em bé phải được bảo vệ và trao cho những cơ hội như nhau chứ không nên bị coi thường. Cuối cùng, nó vứt những ký ức đáng xấu hổ ấy vào một góc tối tăm trong tâm trí, đổ lỗi là do nhận thức chưa rõ ràng.
Lần tiếp theo khi cảm giác mờ mịt ấy tan biến, nó hoang mang tột độ. Nếu trí nhớ của nó là đúng, đáng ra nó phải ở sân ga Yamanote. Vậy mà sau đó nó bằng cách thần kỳ nào đó lại
ở trong một tòa nhà kiến trúc phương Tây to khổng lồ được xây bằng đá, miệng thì đang được lau bởi một bà sơ đang làm trông trẻ. Nếu đây mà là bệnh viện thì mọi chuyện có thể được giải thích là đã xảy ra một vụ tai nạn nào đó, và tầm nhìn mờ mịt này là do chấn thương.
Nhưng giờ đây khi đôi mắt của nó có thể nhìn rõ trong ánh sáng yếu ớt này, nó lờ mờ nhìn thấy những bà sơ với quần áo thời xưa. Và ánh sáng mờ mờ này là do một chiếc đèn dầu lỗi thời, trừ khi mọi thứ không phải như vậy…
“Tanya con ơi nói
“ah” cho sơ đi con..”
Cùng lúc ấy, nó nhận thấy sự thiếu hụt trần trong của các thiết bị điện. Không ngờ một xã hội văn minh năm 2013 lại có một căn phòng chẳng có đồ điện nào nhưng toàn những món được coi là đồ cổ. “Họ là người Mennonite hay Amish nhỉ? Nhưng… tại sao? Mình lại làm gì ở đây chứ?”
“Tanya, Tanya con ơi..!”
Tình hình bây giờ càng ngày càng khó hiểu hơn.
“Thôi nào con ơi, hà mồm cho sơ yêu sơ quý nào Tanya…”
“Tôi chẳng hiểu gì cả…” Vấn đề chính xác là ở đó. Đó là vì sao nó không thấy cái thìa mà bà sơ đang cầm. Nhưng tất nhiên, ngay cả khi nó thấy, không đời nào nó lại muốn được bón cho ăn. Chắc chắn thìa thức ăn này là cho “Tanya con yêu” nào đó.
Trong lúc nó đang chìm trong những suy nghĩ, bà sơ bắt đầu mất kiên nhẫn. Với một nụ cười ngọt ngào và cứng ngắc, bà sơ nhét cả cái thìa vào miệng nó.
“Mày kén ăn hả con, há cái mồm cho bố mày nào!”
Trong cái thìa là rau củ đã được hầm nhừ. Nhưng một thìa ấy đã thông não về thực tế từ nãy tới giờ.
Rau hầm. Đó là những gì bà sơ đã nhồi vào miệng nó. Nhưng hành động vừa rồi đã khiến mọi chuyện càng rắc rối hơn. Người tên Tanya kia,... nói cách khác, “Tôi–Tôi là Tanya?”
Và rồi một tiếng khóc vang lên từ sâu trong tâm hồn: “TẠI SAO….?”
14 THÁNG 8 NĂM 1971 SAU CÔNG NGUYÊN, HỢP CHỦNG QUỐC HOA KỲ
Vào ngày 14 tháng 8 năm 1971, một đội nghiên cứu dẫn đầu là tiến sĩ Philip Zimbardo đã tiến hành một thí nghiệm bằng tiền tài trợ từ một viện nghiên cứu của Bộ Hải quân Hoa Kỳ, Phòng Nghiên cứu Hải quân (ONR).Thời hạn của dự án chỉ có hai tuần. Mục tiêu của nó là thu thập những dữ liệu thô về một vấn đề mà hải quân cũng đang đối mặt trong các nhà tù Thủy quân lục chiến.
Những người tham gia thí nghiệm là những sinh viên đại học bình thường với sức khỏe và tinh thần ổn định. Tuy nhiên, vào ngày thứ hai của cuộc thí nghiệm, đội nghiên cứu đã gặp phải một vấn đề đạo đức quan trọng.
Những giám ngục không chỉ lăng mạ và sỉ nhục tù nhân, mặc dù việc này bị cấm, mà các hành vi bạo lực thể xác đã trở nên rất phổ biến. Kết quả là đội nghiên cứu buộc phải dừng cuộc thí nghiệm chỉ sau sáu ngày.
Sự việc này sau đó được biết với cái tên Thí nghiệm nhà tù Stanford. Trớ trêu thay, mặc cho những vấn đề đạo đức của thí nghiệm, kết quả của nó lại có hàng đồng ứng dụng trong lĩnh vực tâm lý học. Cùng với tiền nhiệm của nó, thí nghiệm Milgram, Thí nghiệm nhà tù Stanford đã minh họa một điều cơ bản về bản chất con người.
Trong một không gian cô lập, các cá nhân sẽ đầu hàng trước quyền lực, còn các cá nhân có quyền lực thì sẽ lạm quyền vô tổ chức. Phân tích hiện tượng được gọi là “Tuân theo chính quyền” này đã mang đến những kết quả gây sốc. Ngạc nhiên thay, sự quy phục này không hề liên quan tới lý trí, cảm nhận hay nhân cách, mà thay vào đó là kết quả của việc tước đi cái tối khi phân công công việc.
Nói cách khác, hai thí nghiệm đã minh họa rằng hành vi con người phụ thuộc vào môi trường. Nói theo cách cực đoan, kết quả chỉ ra rằng bất cứ ai cũng có thể làm cai ngục ở Auschwitz, không quan trọng địa vị và tính cách.
Đến cuối cùng, môi trường đóng một vai trò lớn trong việc định hình một cá nhân hơn là tính cách. Khi anh ta học được ở trường đại học rằng con người là loài như vậy, nó cũng khá đúng.
Chắc hẳn mọi người đều học được trong chương trình giáo dục phổ thông rằng mọi người đều bình đẳng. Trẻ con được dạy rằng ai cũng độc nhất vô nhị và đặc biệt như nhau. Nhưng cũng chẳng khó để tìm ra những điều mâu thuẫn với châm ngôn trên.
“Tại sao bạn ngồi trước lại cao hơn mình?”
“Tại sao các bạn trong lớp đều đá bóng giỏi còn mình thì không?”
“Tại sao bạn ngồi cạnh lại không giải được bài toán dễ như thế này?”
“Tại sao bạn ngồi sau không thể giữ trật tự khi thầy cô đang giảng bài?”
Tuy nhiên, trong môi trường tiểu học, trẻ con được dạy là phải “ngoan”. Nó được dạy rằng mọi người tuy khác biệt nhưng đặc biệt. Nó sợ rằng nếu nó không nghe lời, nó sẽ “hư”. Và thế là “Trẻ ngoan” cố gắng để không “hư”.
Tới lúc nó bắt đầu ôn thi đầu vào, những đứa trẻ ngoan lặng lẽ khinh thường những đứa trẻ hư và cố gắng né tránh chúng. Nó sẽ vào được trường cấp 2 và cấp 3 tốt, và sau đó là trường đại học tốp đầu. Những người như vậy đi trên con đường nhanh nhất, làm những gì mình giỏi nhất trong khuôn khổ luật lệ.
Để có thể tiếp tục “ngoan” trong môi trường đó, học sinh phải làm chính xác những gì được bảo và luôn phải đáp ứng kỳ vọng của mọi người. Như đã được dạy, nó dành cả ngày lẫn đêm bên những quyển sách giáo khoa, ganh đua với các bạn cùng lớp để lấy điểm. Khi nó đưa ra quyết định sẽ sống như vậy, những người tham gia và cuộc chiến khốc liệt mang tên thi đại học coi những người nhàn rỗi là bọn thất bại. Trong môi trường nơi điểm số định đoạt mọi thứ, việc những học sinh học tốt khinh thường những học sinh yếu kém là đương nhiên. Mặt khác, phần lớn những họ ấy không coi bản thân mình là sáng dạ. Bởi vì từ lâu đã vậy, một học sinh bình thường chỉ cần tự cao dù chỉ một chút thì những thiên tài thực thụ sẽ lại ném họ về chỗ của mình.
Một học sinh có thể khó khăn trong khi một học sinh khác lại thờ ơ bước vào cuộc thi học sinh giỏi Toán hay Vật lý cấp quốc tế. Chỉ nỗ lực là không đủ để ngồi cùng lớp với những thiên tài hiểu hết toàn bộ những tài liệu đang học. Mặc kệ góc nhìn bị biến dạng ấy, họ vẫn đủ thực tế để cần cù theo đuổi việc học.
Dù họ có thích hay không, tất cả sinh viên đại học đều biết sự thật. Nếu họ muốn một mức lương tương xứng với những gì cha mẹ họ có, ít nhất họ phải học ở một trường đại học tốt và có công việc ổn định. Nhóm này được dẫn dắt bởi mong muốn mãnh liệt, trẻ trung rằng muốn được thành công. Nhưng cùng với mong muốn ấy là nỗi sợ thất bại chí tử. Vì vậy họ không có lựa chọn nào khác ngoài chôn chân sau bàn học.
Sau khi chật vật với thế giới nghiệt ngã ấy, những học sinh giỏi nhất vượt qua kỳ thi đại học và vào những trường được gọi là “danh giá”. Và rồi cuộc chơi thay đổi. Thực tế khiến nhiều người nhận ra rằng họ ở trong một thế giới nơi con người không được đánh giá bằng điểm nữa mà bằng câu hỏi “Bạn đã đạt được gì?”
Những người có thể thích nghi với sự chuyển đổi và môi trường mới thì có. “Tuân theo luật lệ. Tìm những lỗ hổng. Chê bai luật lệ mặc cho bị bó buộc bởi chúng.” Tới cuối cùng mọi người học được luật lệ là cần thiết để hệ thống được vận hành trơn tru.
Tự do không có luật lệ là hỗn loạn; luật lệ không có tự do là bạo chúa. Vậy nên dù họ có ghét luật lệ tới đâu, họ vẫn sợ sự tự do không giới hạn.
Anh ta không thể hiểu được những người tới lớp muộn. Anh ta không thấy được giá trị của những người tự uống tự say tới bí tỉ. Anh ta không thể hiểu được các môn thể thao luôn hò hét về sức mạnh ý chí con người.
Nhưng khi anh ấy học ở trường Chicago và thấy được cách những hoạt động này được áp dụng một cách lý tính vào mỗi quan hệ giữa luật lệ và tự do, anh ấy vui sướng điên cuồng. Sau cùng, điều đó nghĩa là anh ấy có thể đi đúng hướng miễn là chơi theo luật. Anh ấy có thể toát ra phong thái của một sinh viên từ trường đại học ưu tú trong khi vẫn giấu được con mọt sách bên trong. Về bản chất, đó chính là tự do trong luật lệ.
Theo như bạn bè anh ấy quan biết, anh ấy thích giao du với những người bạn cấp 3 cũng như nhiều người thân thiết mà anh ta gặp ở đại học. Đây từng là điều anh ấy trì hoãn trước khi bước ra ngoài thế giới, mặc dù anh ấy vẫn đảm bảo cải thiện bản thân và phát triển các mối quan hệ. Như một cách tự nhiên, anh ấy đầu tư vào vốn con người bằng cách đạt được những kỹ năng ngôn ngữ và văn hóa tới một mức nào đó. Cộng với thành tích học tập, theo lý thuyết báo hiệu, sẽ dựng nên một hình ảnh “sinh viên đại học gương mẫu” trong mắt xã hội.
Ngạc nhiên rằng, những người như anh ta không cần tài năng, cái quan trọng nhất là hồ sơ đẹp. Nói cách khác, những nhà tuyển dụng ưu tiên một người vượt qua bài kiểm tra của công ty với thành tích cao, tới từ một trường danh giá, và là người quen của người phỏng vấn. Chính xác vì lý do đó mà cơn gió thiếu hụt việc làm tới từ suy thoái kinh tế cứ vậy bay qua đầu anh.
Sau cùng thì vạch xuất phát của anh ấy cũng khác mọi người. Sự thật là anh ấy có lợi thế - cuộc đua này đã bị gài. Ngay từ ban đầu thì việc tới thăm một sinh viên năm cuối cùng trường cũng là tự nhiên thôi. Thậm chí anh ấy còn đi xa tới mức làm vài ly với những nhà tuyển dụng của phòng quản trị nhân lực.
Cứ tưởng tượng nếu ai đó từ bên tuyển dụng chăm sóc cho một bạn học cùng cấp 2 và cấp 3 hoặc là một sinh viên tốt nghiệp cùng trường đi. Họ sẽ đưa ra tất tần tật về những giá trị nhà tuyển dụng đang tìm và cách để vượt qua cuộc phỏng vấn hay những thứ tương tự.
Chỉ cần anh ấy kết hợp những mối quan hệ khác nhau và vượt qua vòng phỏng vấn một cách tạm được, anh ấy chẳng còn gì đáng lo nữa. Nếu anh ấy không quá kén chọn, anh ấy có thể nhận một công việc đủ trang trải. Bằng cách làm những gì được giao một cách vâng lời, anh ấy biến mình thành một bánh răng có thể hoạt động tốt và ổn định của xã hội. Vào một lúc nào đó trên cuộc hành trình, anh ấy coi mình là một người lớn trong thiết lập ấy.
Đam mê với nghề? Tính cá nhân? Óc sáng tạo? Anh ấy là một bánh răng trong xã hội, và anh ấy có thể đảm bảo anh ấy làm gì không quan trọng, miễn là nhận được đền bù tương xứng. Từ góc nhìn của công ty, một nhân viên lý tưởng phải hoàn thành công việc đúng hạn trong khi duy trì chất lượng đúng với lương của mình. Tuân theo triết lý của công ty trong mọi thứ, một công nhân lý tường sẽ giành quyền chủ động và tìm mọi cách để kiếm lời. Không khó để anh ấy thích nghi với cuộc sống như một nô lệ cho công ty.
Vô tâm? Máy móc? Mặt dày? Vô cảm? Quan tâm tới những thứ ấy chỉ gây phiền phức. Anh ấy khiếp sợ những người mắc sai lầm một cách nhục nhã hoặc dựa dẫm vào bạo lực. Anh ấy không thể nào hiểu được những hành vì như vậy. Nhưng qua thời gian, anh ấy thích nghi. Cũng giống như trong trường học thôi.
Con người là sinh vật với bản năng thích nghi để thay đổi. Nếu nói như vậy, thuận theo môi trường nghĩa là coi cá nhân như vai trò của họ- cai ngục cư xử như cai ngục, và tù nhân cư xử như tù nhân. Ngày cứ nối tiếp ngày, công việc và sở thích cá nhân luân phiên nhau. Như một cách tự nhiên, công việc tiến triển một cách hiệu quả. Tuân theo những đường lối của công ty và tránh phạm sai lầm nhiều nhất có thể là rất quan trọng để công việc không làm ảnh hưởng tới thời gian cá nhân.
Theo đó, vào lúc anh ấy ba mươi tuổi, thu nhập của anh ấy không chỉ gần bằng bố mẹ mình, mà con đường thăng quan tiến chức vẫn rộng mở. Anh ấy hiểu rõ sự cống hiến của mình cho công ty và sự trung thành với ban lãnh đạo, và anh ấy thăng tiến trong phòng quản trị nhân lực. Anh ấy còn nhận được kỷ niệm chương khi làm quản lý bộ phận.
“Ừ đúng rồi đó, tôi đã có một công việc quan trọng. Chẳng nó bất kỳ một lý do gì để một bà sơ phải nhồi một thìa đầy rau luộc vào họng tôi cả. Tôi đang làm một quý ông tử tế đó. Tôi thậm chí còn không hét lên từ tận đáy lòng để hỏi bà có quyền gì gọi tôi là “Tanya yêu” nữa cơ.”
22 THÁNG 2 NĂM 2013 SAU CÔNG NGUYÊN, TOKYO, NHẬT BẢN
“Tại sao? Tại sao lại là tôi?!”
Tại sao ư? Đương nhiên là vì CPI của anh quá tệ! Thêm vào đó, anh vắng mặt quá nhiều. Nữa là tôi nhận được báo cáo từ quản lý của anh là anh đã vay nhiều khoản ngắn hạn chẳng biết bao nhiêu tiền từ công ty.
Ngoài ra, lần nào anh còn cương quyết từ chối tới gặp bác sĩ của công ty. Kết luận lại, giữ anh lại rõ ràng quá tốn kém. Quan trọng hơn, chúng tôi không thể để anh gây thêm lùm lùm gì nữa và hủy hoại danh tiếng của công ty.
Tôi muốn hỏi anh rằng, liệu có bất cứ lý do gì để chúng tôi có thể giữ anh được không.
Nhưng do một số điều luật nhất định, tôi phải kìm nén những mong muốn đó vào sâu trong tim và trả lời một cách chuyên nghiệp nhất có thể.
“Anh đã không hoàn thành PIP của mình tận hai lần. Công ty đưa ra cho anh một yêu cầu hợp lý là tham gia khóa huấn luyện PIP, nhưng anh từ chối. Và anh nghỉ không phép hàng tá lần.” Anh không biết phép lịch sự ư? Ok. Cái này luật không cấm. Nhưng đây là công ty kiếm tiền, không phải là quỹ từ thiện cho bọn khiếm khuyết xã hội. “Vậy đó, vì anh đã làm việc cho công ty cũng khá lâu, tôi thấy là đơn xin từ chức thì tốt cho anh và tôi hơn là đơn sa thải đó.”
Mặc dù việc này rất tốn thời gian, nhưng nó vẫn là một phần công việc.
“Tôi còn chưa gặp khách hàng một lần nào! Thế quái nào như vậy lại là huấn luyện được?”
“Việc này ngăn ngừa kết quả làm việc giảm sút bằng cách giúp quản lý hiểu được các đại diện bán hàng và tìm cách để cải thiện kỹ năng quản lý của mình. Vì thế, chúng tôi cảm thấy anh cần phải tham gia cuộc huấn luyện.”
Cho dù tất cả việc này nằm trong công việc hàng ngày, nhưng vẫn rất mệt mỏi. Thật phiền phức khi phải giải quyết cái chuỗi dài vô tận những nhân viên khóc lóc và than vãn cứ bám lấy chúng tôi như này. Nếu mấy ông bà nghĩ rằng khóc lóc sẽ làm được gì đó thì cứ khóc đi. Trong một vài mặt nào đó của thường trường, khóc lóc cũng là một chiến thuật, nhưng nếu ông bà nghĩ rằng cái chiến thuật đấy sẽ hiệu quả sau khi gọi tôi là “con quỷ vô tâm”, “con chó của sếp” hay “chat GPT” thì mấy người sai lắm rồi đó.
Tôi luôn biết mình không phải là nhất. Không thể so sánh với những thiên tài và không thể sánh với họ dù nỗ lực bao nhiêu, tính cách của tôi đã lệch lạc tột độ. Tôi là một mớ hỗn độn của những thứ rối rắm phức tạp.
Những người hào phóng thực thụ là những người đáng kính. Theo những kẻ đạo đức giả, tôi có những gì xã hội coi là lành mạnh, nhưng biết rằng tôi cũng đạo đức giả không kém còn làm tôi cười nhạo chúng nhiều hơn.
Mặc dù nhận thức được điều này–tôi kinh tởm tới mức nào–tôi vẫn kiên định với niềm tin ngạo mạn rằng tôi thượng đẳng hơn những kẻ khuyết tật đang than vãn trước mặt tôi. Ít nhất theo CPI, tôi vẫn duy trì kết quả vượt trội. Vậy nên mặc dù tái cơ cấu những phòng ban bị tinh giảm biên chế và hợp nhất rất mệt mỏi, tôi vẫn làm việc này rất nghiêm túc. Từ đây, tôi sẽ bay thẳng lên đỉnh nấc thang sự nghiệp và chạm tới chiếc giám đốc quản trị nhân lực.
Đời tôi đáng ra sẽ thuận buồm xuôi gió …. đáng ra là vậy.
Sau khi hồi tưởng tới điểm đó, một sự kiện không mấy dễ chịu lóe lên trong đầu
Con người bản năng là một loài động vật chính trị, nhưng có vẻ những người bị sa thải là loài động vật ưu tiên cảm xúc nguyên thủy hơn logic và thường thức. Khi nghĩ như thế, chẳng phải rằng có nhiều người, không giống những học sinh “ngoan”, hành động theo bản năng sao? Giám đốc đã cảnh cáo riêng với tôi phải chú ý sau lưng ở ga tàu, nhưng tôi không hiểu ý ông ấy
Bụp! Có gì đó lao vào lưng tôi. Tôi rơi khỏi sân ga trong cảnh quay chậm. Vào lúc tôi thấy đoàn tàu, nhận thức của tôi vụt tắt.
Và khi tôi tỉnh giấc, tôi gặp một tồn tại bất công không thể nói ra.
“Ngươi thật sự là sinh vật xác thịt à?”
“Xin lỗi nhưng ông là ai vậy?”
Một ông già như bước ra từ một cuốn tiểu thuyết rập khuôn nào đó thở một tiếng dài khi nhìn tôi. Có ba lời giải thích cho chuyện này:
Tôi, bằng một cách thần kỳ nào đó, đã sống, và một bác sĩ đang kiểm tra tôi, nhưng tôi không thể nhìn ông ấy đúng cách. Nói cách khác, có thể mắt hoặc não tôi đang bị chấn thương nghiêm trọng.
Tôi đang chết, và đây là ảo giác của tôi. Có lẽ tôi đang hoài niệm về cuộc sống lần cuối.
Tôi đang tỉnh giấc ở thế giới thực sau khi nhầm lẫn mơ và thực. Có lẽ đây là nửa tỉnh nửa mơ.
“...Suy nghĩ của ngươi lệch lạc quá rồi. Ngươi đang nghĩ những thứ vớ vẩn gì trong đầu vậy?”
Ông ấy vừa đọc suy nghĩ của mình à? Nếu vật thì đây là vi phạm quyền riêng tư nghiêm trọng, cũng như xâm phạm thông tin bảo mật.
“Đúng là ta vừa đọc suy nghĩ của người. Nhưng nó rất kinh tởm khi đọc suy nghĩ của những kẻ không có đức tin như ngươi.”
“Ông thì biết cái gì chứ…? Tôi chưa từng mơ ác quỷ là có thật.”
“Đúng là những ý tưởng điên rồ mà”
Chỉ có Chúa và ác quỷ mới có thể bẻ cong những định luật vũ trụ. Nếu Chúa tồn tại, người sẽ không lờ đi mọi bất công trên thế gian. Vì vậy, thế gian này không có Chúa. Suy ra thực thể X đang đứng trước mặt tôi là ác quỷ.
Chấm hết.“
“...Những kẻ ngoại đạo như ngươi đang tìm cách phủ nhận Đấng Sáng tạo ra các người ư?”
“Những kẻ ngoại đạo như ngươi”? Số nhiều ư? Nghĩa là hắn cũng đang nói về những người khác ngoài tôi. Tôi có nên vui rằng mình không đơn độc không? Dù tôi không ghét bản thân nhưng cũng chẳng yêu quý gì.
“Ta đang nói về những linh hồn biến chất như ngươi đó! Ngày nay bọn chúng ở khắp nơi. Sao các ngươi không đạt sự giác ngộ khi nhân loại tiến bộ? Các ngươi không muốn giải thoát khỏi ràng buộc trần thế sao?”
“Tôi thấy rằng đầy đơn giản là kết quả của tiến bộ xã hội.”
Thuyết công lý của Rawl rất tuyệt vời, nhưng áp dụng vào đời sống thì phi thực tế. Con người đã được chia làm loại có và không có. Nếu đây là một giả thuyết thì đọc rất giải trí, nhưng thực tế thì mọi người không thể hy sinh vì người khác. Con người theo đuổi vật chất cho kiếp này thay vì quan tâm tới tương lai chẳng phải tự nhiên sao? Nếu không thì liệu nó có quan trọng không?
Nếu tôi chết thì chuyện gì xảy ra với linh hồn của tôi? Hãy thảo luận việc này một cách xây dựng. Những gì quan trọng là những gì sau đó.
“Đơn giản là ta sẽ ném người trở lại luân hồi, ngươi sẽ tái sinh.” thực thể X trả lời một cách khá đơn giản. À, tôi cá đây cũng là một phần công việc của hắn. Đúng vậy, công việc là thứ không thể coi nhẹ được. Tôi cảm kích tầm quan trọng của việc tạo ra trách nhiệm và hành động theo luật pháp. Dù có thích hay không, là một thành viên của xã hội, tôi nên nói rằng tôi hiểu chúng tôi tiến bộ ra sao.
“Tốt thôi. Thế thì cứ làm việc của ông đi.”
Đầu tiên, tôi cần phải quan sát sau lưng kỹ hơn vào kiếp sau. Tôi đã học được rằng có hai loại người: lý trí và phi lý, nên tôi chắc chắn cần phải học lại môn Kinh tế học hành vi.
“...Ugh! Ta không chịu được nữa.”
Nhưng những lời hắn lẩm bẩm khiến tôi bối rối.
“Hả?”
“Các ngươi không thể nhận thức được hành động của mình sao? Các ngươi còn lâu mới nhận được sự giác ngộ và đạt được niết bàn nếu đức tin của các ngươi còn chẳng có!” Hắn phàn nàn, làm tôi khó xử.
Thật lòng thì tôi không hiểu thực thể X này bực vì chuyện gì. Tôi biết rằng người già rất nóng tính, nhưng khi một nhân viên lâu năm tức giận thì khó ai biết họ sẽ làm gì. Nếu đây là một bộ anime thì bạn có thể viết nó giống một câu đùa, nhưng thực tế thì hiếm khi mới có sự xa xỉ ấy.
“Con người ngày nay đã đi quá xa khỏi quy luật vũ trụ. Các ngươi còn chẳng biết đúng sai nữa rồi!”
Chúa ơi! Thực thể X này có thể thuyết giáo bao nhiêu tùy thích về quy luật vũ trụ, nhưng tôi còn chẳng biết hắn đang nói về cái gì. Và nếu những luật này thực sự tồn tại thì ông phải thông báo trước chứ. Hắn đang đòi hỏi mọi người phải tuân theo những quy luật mà họ chưa từng thấy, nói gì tới việc đồng ý với nó. Tôi không thể hiểu được những gì chưa được diễn tả bằng lời nói. Tôi vẫn chưa biết thần giao cách cảm đâu.
“Ta đã cho các ngươi Mười Minh Ước đó! ”
Những lời răn chui vào đầu tôi bằng thần giao cách cảm, nhưng… ờ.. vl.. Này, tôi được sinh ra ở nơi với chính sách đa tôn giáo, nơi chúng tôi chấp nhận những cái như này như là “bao dung tôn giáo”. Vậy nên tôi không biết phải phản ứng ra sao với việc một người ném cho tôi những lời răn này. Tôi luôn yêu thương cha mẹ, và không giết ai cả. Nhưng tôi là đàn ông đó! Trong người tôi từ lúc sinh ra đã có một bản năng tình dục rồi. Tôi không thể làm khác được đâu. Nếu tôi thay đổi được những bản năng này thì tốt, nhưng tôi không thể.
“Tôi sẽ hối hận điều này tới cuối đời.”
Chúa sống bao lâu nhỉ? Tôi hơi tò mò từ góc độ học thuật. Chẳng đáng ngạc nhiên bởi tính tò mò và thích khám phá của mình
Tôi chưa từng phải chống lại mong muốn hoặc những suy nghĩ bồng bột để giết ai đó. Ok, headshot ai đó trong game FPS thì thỏa mãn đó, nhưng nó không khiến tôi khát máu như người tiếp theo đây. Tôi ủng hộ quyền động vật; Tôi khá chắc đó là điều tối thiểu tôi đã làm. Tôi đã mua những áp phích ủng hộ việc cắt giảm chương trình catch-and-kill của nhiều trại thú khác nhau.
“Vậy là tay ngươi không nhúng chàm, nhưng lại có cảm giác khoái lạc từ việc giết người?”
Tôi chưa từng ăn trộm, làm nhân chứng giả, hay chiếm được trái tim của phụ nữ có chồng. Trên hết, tôi sống như một người đúng đắn và thật thà. Tôi hoàn nghĩa vụ ở chỗ làm và tuân thủ luật pháp, và tôi không nhớ đã từng bao giờ chống lại những quy chuẩn xã hội đã được đề ra trước. Nếu như tôi bị bắt phải tham gia chiến tranh, có lẽ tôi sẽ nhận được giác ngộ
từ Chúa trong khi nhảy dù rằng đáng lẽ mình nên dành cả đời nuôi tôm ở một xó xỉnh nào đó. Tuy nhiên, kinh nghiệm quân sự của tôi chỉ giới hạn ở những game online.
“Vậy theo ý ngươi! Nếu ngươi không hối cải, ta sẽ buộc phải đưa hình phạt thích đáng cho ngươi”
Tôi tưởng rằng những lời buộc tội vô căn cứ không tiến xa tới mức này. Và tại sao lại là tôi Nhưng theo thói quen, tôi biết rằng để mọi chuyện trôi đi như vậy không bao giờ là khôn ngoan.
“Đợi một chút nào..”
“Im lặng!”
Tôi ước giá mà ông không mất bình tĩnh. Nếu ông tự nhận mình là thực thể tối thượng (mặc dù ông không làm vai trò này tốt lắm), thì giá như ông trưởng thành hơn một chút về mặt tâm hồn thì tốt biết mấy. Thậm chí ông còn có thể giữ được lớp mặt nạ nữa. Tôi có quen một luật sư có thể trở thành hai con người hoàn toàn khác nhau tùy thuộc khi hắn ở trên tòa hay trên mạng. Anh ấy còn có cả đời sống xã hội nữa! Dù tôi không mong ông có thể đạt được đến mức như anh ta, ông có thể cố thêm chút nữa…
“Ta đã cố quá vì phải quản lý bảy tỷ linh hồn rồi!”
Kinh Thánh dạy “Hãy sinh sôi, nảy nở, và lấp đầy trái đất.” Thừa nhận rằng hiểu biết của tôi về vật chất là giới hạn, nhưng tôi khá chắc nhân loại đang tuân theo giáo lý này rất trung thành. Tôi nghĩ Malthus sẽ khá buồn nếu ổng sống lại đó. Ông có thể nói rằng nhân loại đang “nảy nở” quá đà. Nếu ông làm ở phòng quản trị, tôi ước giá mà ông có thể để ý tới những mệnh lệnh mình đưa ra. Hy vọng rằng ông không bị sa thải sau khi đánh mất lòng tin từ tất cả cấp dưới.
Bất cứ lúc nào, nếu bạn là admin thì bạn phải hoàn toàn chịu trách nhiệm cho mọi điều bạn nói.
“B-Bất cứ ai ta gặp cũng đều là bọn các ngươi, những kẻ luôn hoài nghi mà chẳng một chút đức tin nào cả! Người đang đặt ta vào thế khó xử đấy!”
Thực sự thì, chẳng phải đó là lỗi trong mô hình kinh doanh ư?
“Tôi sẽ không nhận yêu cầu này từ một người đã phá vỡ hợp đồng. Chẳng phải chính các ông mới là người muốn thử cái trò giác ngộ này từ đầu sao?”
Ông không thể hy vọng tôi biết nếu ông không bảo tôi. Đó là những gì tôi thực sự nghĩ. Đó là lẽ thường khi phải gửi những tài liệu quan trọng qua hòm thư chính thức, và thực sự đó, một bản hợp đồng thì nên được đưa trực tiếp. Hoặc là vĩnh viễn đưa qua một người trung gian cũng được.
“Ngươi cúi mình trước những quy luật của Chúa đấy, ngươi biết không!”
Ầy, tiến bộ khoa học kỹ thuật thời này gần như là thần kỳ rồi.
Khoa học phát triển quá đà không khác gì ma thuật cả. Hoan hô định luật tự nhiên! Tất cả đều đúng trên thế giới này. Trung xã hội thừa thãi của chúng ra, không một khủng hoảng hay sự sùng đạo nào có thể lan tỏa nếu không có một mối đe dọa tới gần. Đó là nguyên nhân con người bám lấy những thứ ấy. Trừ khi bị dồn tới bước đường cùng, con người sẽ không bám víu lấy tôn giáo.
“...Nói cách khác, nó là… như vậy đấy… ờ… ông.. hiểu không?”
Ông bảo rằng tôi biết, nhưng tôi sợ mình sẽ không biết nếu ông không bảo.
Chẳng có cách nào để cứu vãn những thứ lố bịch tôi bày ra cho Thực thể X. Nhưng không thể trò chuyện thì khá khó chịu đấy. Chúng tôi có thể làm gì chứ? Tới mức này, nếu có dịch vụ thông dịch viên hay gì đó thì chắc tôi sẽ thuê ngay mà không để ý tới giá cả.
“Ngươi bị tha hóa bởi dục vọng, ngươi thiếu đức tin, và người không sợ Đấng sáng tạo ra mình. Hơn nữa, ngươi không có một chút đạo đức nào.”
Phản đối! Tôi muốn hét lên. Tôi không tệ tới mức đó. Dựa theo tiêu chuẩn đạo đức và xã hội, tôi không tệ như ông nghĩ đâu!
“Tha cho ta đi! Các ngươi ai cũng như nhau cả, nếu không thì ta cũng không lặp lại cuộc trò chuyện này mỗi khi mỗi người các người được tái sinh!”
Ầy, tôi bảo rồi, vấn đề ở đây là quá tải dân số. Hoặc ít nhất là liên quan với việc kéo dài tuổi thọ. Đương nhiên cũng có “An Essay on the Principle of Population” của Malthus. Ông chưa đọc nó à? Cách mà chúng tôi sinh sôi như chuột, ông phải bận rộn lắm đó. Không phải là chúng tôi làm gì đặc biệt đâu, đơn giản là mô hình kinh doanh bị lỗi thôi.
“Vậy nếu số lượng tín đồ tăng lên cùng với dân số thì mọi thứ sẽ ổn thỏa!”
Đúng vậy, đó là lỗi của mô hình kinh doanh. Tôi chỉ có thể nói là ông phân tích tâm lý khách hàng chưa kỹ. Đó là lỗi sai cơ sở trong việc lập kế hoạch.
“Vậy theo ngươi, ngươi không tin rằng nguyên nhân là vì ngươi là đàn ông, sống trong thế giới khoa học kỹ thuật, coi thường chiến tranh hay không bị đe dọa?”
…Hả? Cái gì? Tôi.. ờ.. chắc là tôi hơi sai rồi.
Ok, bình tĩnh lại nào. Bây giờ thực thể X đang nguy hiểm giống như HR Director trong cái vụ khi một công ty khác hốt hết những cựu kỹ sư từ công ty tôi vậy. Tôi đã hiểu tình hình và tôi đã xem xét cách để xử lý rồi.
“Vậy nếu ta khắc phục vấn đề này, ngay cả loại như ngươi cũng thức tỉnh đức tin?”
Ờ, hình như ông nhảy tới kết luận luôn rồi. Bình tĩnh lại chút nào! Tôi thừa nhận là khoa học phát triển quá đà đã che mờ đức tin. Nhưng Chúa ơi, xin Người hãy bình tĩnh! Đúng vậy, bình tĩnh đi. Nếu chúng con có thể thấy phước lành của Chúa thì mọi thứ sẽ được giải quyết. Ồ, nhưng đương nhiên con hiểu. Con biết quá rõ Người ân cần theo dõi chúng con như thế nào, cứ như thể Người đang dẫn dắt con ngay bây giờ. Đúng vậy, con đã hoàn toàn giác ngộ rồi, liệu Người có thể bao dung hạ tay xuống được không? Và liệu con xin nói thêm rằng, đoạn con nói rằng con coi thường chiến tranh thực ra chỉ là hiểu lầm thôi ạ.
“Quỳ lạy bây giờ chẳng còn tác dụng gì nữa đâu!”
Khoan đã thưa Ngài! Xin ngài hãy nhớ rằng bất kỳ ma thuật hay phép màu nào đều chưa được chứng minh ở thế giới thật. Bất cứ ai nói rằng đã nhìn thấy phép màu thực ra nghe còn giả dối hơn cả anh J97. Sự tồn tại của người cũng vậy. Và thêm nữa, không quan trọng là trai hay gái, cả hai giới đều có ham muốn tình dục ạ!
“Đủ rồi. Ngươi đã làm rõ quan điểm của ngươi. Dù sao thì ta sẽ thí nghiệm một chút.”
“Cái gì cơ?”
“Ta sẽ thử cái này lên ngươi!!”
Và vậy đó… thế là toàn bộ ký ức, giá mà tôi quên được nó.