Chương 1:

(*) Ngày 1: Bên trong đống lửa.

“Quái vật luôn sinh ra ở bên trong mỗi con người”

- Trích Sawara Kazumi, Đất mũi Phương Bắc.-

(1)

Về mẫu thí nghiệm “Cor Ouadae 17-C-B”.

Tại Trung tâm Nghiên cứu Môi trường Yazuno, nơi đó đang thực hiện việc nghiên cứu thành phẩm sinh học được tiến hành theo ba yêu cầu chính:

Những điểm đặc trưng của nó là gì?

Làm thế nào để nó phát triển được?

Ngay từ đầu, nó là thứ giống loài gì?

Cứ lần đi lần lại, họ vẫn không biết được gì nhiều về nó.

Kể cả nguồn gốc của nó cũng rất chi là mơ hồi. Tiến sĩ Nagasue, người mà đã mang mẫu vật tới phòng thí nghiệm ba năm trước đó, giờ đã mất tích biệt tăm mà không nói cho ai biết rằng mình đã và đang ở nơi nào. Và trên hết, cấu trúc tế bào không có bất kì liên hệ nào với những mô bào mà người đàn ông đó biết.

Một trong những nghiên cứu viên miêu tả nó giống như “phần mô thịt ứcức của gà.’. Đồng nghiệp của anh ấy cũng nhếch miệng cười đồng ý với quan điểm đó. Đúng vậy, trông nó không khác gì mấy so với một miếng thịt ứcức gà có thể tìm thấy được ở gian hàng đông lại tại một siêu thị nào đó. Khi mà cả hai đều liên quan tới thực phẩm, một bên thì hoàn toàn làm từ nhựa resin và silicone, trong khi thứ kia lại hoàn toàn dị biệt.

Tuy nhiên, đó lại những điều chắc chắn dựa trên những kiến thức của bọn họ.

Những tế bào đó thì toàn là những tế bào toàn năng, có nghĩa là chúng có khả năng chuyển hóa thành những dạng tế bào khác. Khi mà chúng được tra vào vết thương hay là bộ phận nội tạng nào khác, thì chúng sẽ tự biến mình thành một bản sao của tế bào đó và tham gia vào quá trình phân bào. Và rồi, chúng trở thành một phần của vật chủ (và khi nhìn từ bên ngoài, vết thương được cấy ghép vào được khôi phục một cách hoàn hảo).

Một trong những mục tiêu của y học hiện đại chính là tái tạo lại được tế bào toàn năng. Đó sẽ là thành tựu lớn của toàn thế kỷ khi bọn họ có thể tái tạo được chức năng như thế của các tế bào khác thông qua việc nghiên cứu mẫu vật này. Tuy nhiên, trong thế giới hiện đại này, những vụ ồn ào bởi bất kì sự khai phá nào có thể là một con dao hai lưỡi. Bởi điều đó, khi mà có những tia hi vọng trong công cuộc nghiên cứu này, thì những điều đó vẫn cần phải che giấu đi.

Cho tới giờ, họ vẫn không thể tìm được cách để nuôi cấy được mẫu vật trong trạng thái nguyên dạng của nó. Và rồi, họ bắt đầu cẩn thận tiến hành nghiên cứu bằng việc cắt ra những mẩu nhỏ của nó nếu có thể.

Và rồi có một con chuột bạch thí nghiệm.

Phần bụng nó đã bị rạch ra và được cấy một mẩu nhỏ từ "Cor Ouadae.". Và "Cor Ouadae" đó bắt đầu đột biến trước mắt mọi người, phát triển thành những tế bạo dị thường gọi là Mammalia Rodentia Myomorpha và rồi bắt đầu quá trình phân bào. Chỉ trong 52 phút thôi, vết thương đã hoàn toàn liền lại, mà không để lại bất kì một vết sẹo nào.

Sau đó, một hiện tượng dị thường xảy ra - biểu hiện của con chuột bắt đầu thay đổi.

Tốc độ mà nó biểu hiện hành độngđộng rõ ràng trong buồng nuôi nhốtnhốt đã tăng lên. Dần dần, nó đã phát triển tới một mức độ có thể khôi phục ý ức tựa như ban đầu. Trong một cuộc thử nghiệm tìm đường trong mê cung, con chuột đã thể hiện khả năng học hỏi vượt trên mức bình thường. Không những chỉ cho ra những tiến triển tích cực có thể quan sát được trong những cuộc thí nghiệm đó, nó thầm chí còn bắt đầu có biểu hiện hành động một cách khôn ngoan hơn.

Những thành viên có tầm nhìn hạn hẹp trong đội ngũ nghiên cứu thì đã đưa ra một quyết định: cuộc điều trị đã làm tăng trí thông minh của con chuột. Đó là một tin đáng mừng, không những “Cor Ouadae” hồi phục lại phần nội tạng bị thương tổn, nó thậm chí còn kích thích sự phát triển của não bộ. ‘Đúng là một phát hiện động trời! Điều này chắc chắn sẽ đưa nhân loại tới một tầm cao mới!’

Những người khôn ngoan hơn thì phấn khởi ở mức độ vừa phải. Thứ ttế bào mà không biết rõ nguồn gốc đó đã biến đổi qua một cách thức vẫn chưa rõ ràng.

‘Dù lý do là gì, chúng ta có thể hiểu được rõ hơn bằng cách nghiên cứu sâu hơn về thứ này. Chúng ta nên thấy biết ơn về điều đó.’

Tuy nhiên, một thành phần nhỏ trong số còn lại thì thấy không bằng lòng. Họ hiểu rất rõ về những sinh vật ký sinh trong hoang dã có khả năng thay đổi sao cho có đặc điểm sinh học giống như là vật chủ. Nếu “Cor Ouadae” là một trong số đó, thì đội ngũ cần phải làm một có tầm ảnh hưởng lớn để vượt qua ranh giới khổng lồ trong việc thay đổi thành hình thức quy trình y khoa cụ thể.

Cuối cùng, một số người khác thì không nói gì. họ rời mắt khỏi con chuột mà đang nhìn bọn họ với cặp mắt lu mờ, và tự hỏi trong thâm tâm mình rằng.

‘Chúng ta còn có thể gọi thứ sinh vật đó là con chuột nữa không?’

-

-