Trans: T0KI

---------------------------------------------------

“A, một ngôi sao băng”

Đứa trẻ chỉ vào bầu trời đêm và nói.

Một quả cầu xanh đâm xuyên qua bầu trời đêm, kéo theo một vệt sáng dài rồi trở nên nhỏ dần. Khung cảnh nơi đây như được bao trùm bởi một vẻ đẹp thấp thoáng, để lại chút dư vị buồn bã cho những ai ngắm nhìn nó, cuối cùng biến mất như một linh hồn đã lụi tàn.

“Ồ đúng rồi, đáng ra con nên ước…”

Trong khi đứa trẻ

lẩm bẩm trong thất vọng, người mẹ bên cạnh cười khúc khích và nói: “Mẹ cũng nghĩ vậy đấy”.

Tuy nhiên, ngay khoảnh khắc tiếp theo.

Đứa trẻ hét lên thích thú, túi đồ trên tay người mẹ liền rơi xuống.

Từng viên thiên thạch lần lượt bay xẹt qua bầu trời như những mũi tên ánh sáng lấp đầy thiên giới. Sự náo động đang tràn lan khắp nơi. Trong thị trấn, người thì ra khỏi nhà, người thì ngước nhìn qua khung của sổ. Mọi người đều bị choáng ngợp trước hiện tượng đang diễn ra.

Mưa sao băng cứ rơi như thể chúng không hề có hồi kết. Hàng trăm, không, có khi là hàng ngàn vệt sáng đang băng qua bầu trời, kéo theo những vệt sáng dài đằng sau cho tới khi chúng bị thiêu rụi.

Khung cảnh đó như thể trong mơ vậy. Một cảnh sắc tuyệt đẹp, làm lòng người vấn vương mãi không thôi. Cứ như thể họ đang ở những giây phút đời vậy.

Già trẻ lớn bé trai gái trên toàn thế giới đều không bỏ lỡ cảnh tượng này. NASA, đài quan sát thiên văn Nhật Bản và các tổ chức thuộc các cuốc gia còn lại cũng không hề dự đoán trước được hiện tượng này. Nó này kéo dài vài tiếng đồng hồ và đã gây ra tiếng vang rất lớn. Có thể nói đây chính là lần đầu tiên toàn bộ nhân loại cùng nhau nhìn chung một khung cảnh.

Đây là ngày 11 tháng 12 năm 2022 – là ngày mà tôi sẽ không bao giờ quên.

Sáng hôm sau mọi người mới biết được sự thật. Vệ tinh khí tượng Himawari, Vệ tinh quan sát Daichi, vệ tinh Quasi-Zenith Mic, thử nghiệm kỹ thuật mạng liên kết rộng và vệ tinh trình diễn KIZUNA… Mưa sao băng thực chất là hàng loạt các vệ tinh bị rơi. Không chỉ Nhật Bản, các vệ tinh trên từ nơi trên thế giới, bao gồm cả

“Cosmos” của Nga, “The United State” của Hoa Kỳ và “Tiensin Guo” của Trung Quốc đã rơi xuống dưới dạng những viên đá có vệt xanh.

Ngày hôm sau, lịch sử về vệ tinh của nhân loại, bắt đầu từ chương trình Sputnik của Liên Xô cũ năm 1957 đột nhiên bị gián đoạn. Hàng nghìn vệ tinh đã và đang hoạt động đồng loạt va chạm vào nhau, rơi xuống bầu khí quyển và bị cháy rụi như thể bị ai đó điều khiển.

Nguyên nhân của vụ việc này mãi về sau mới được biết tới. Giả thuyết phổ biến nhất cho vụ việc này đó là vệ tinh bị Hack. Tuy nhiên tới bây giờ vẫn không có chuyên gia nào có thể trả lời việc liệu điều đó có thật sự hay không.

Vì cảnh tượng choáng ngợp ấy, chuỗi sự kiện này được gọi là “Cuộc khủng bố hoa mĩ nhất thế giới”. Sau này nó được gọi một cách ngắn gọn “Mưa sao băng vĩ đại” và “Những cuộc khủng bố ngày 12/11”. Những cái tên này vẫn còn tồn tại cho tới tận ngày hôm nay

May mắn thay, không có vệ tinh nào chạm đất cả. Các đài quan sát khí tượng và hệ thống GPS mà các vệ tinh chịu trách nhiệm đã bị xáo trộn lên rất nhiều. Có rất nhiều nghi vấn được đặt ra. Chẳng hạn như có ngời bị tai nạn ô tô hay bị ngã cầu thang chả hạn. May mắn thay, không một ai đứng trên mặt đấy phải tử vong cả. Thật là kì diệu mà.

Nhưng đó chỉ là trên mặt đất mà thôi.

Vẫn có một nạn nhân trong vụ mua sao băng lần này.