Ngày thứ Hai, Thiên Chúa tạo ra thế giới.
Ngày thứ Ba, Thiên Chúa phân biệt trật tự và hỗn loạn.
Ngày thứ Tư, Thiên Chúa xác lập các giá trị.
Ngày thứ Năm, Thiên Chúa cho Thời Gian trôi.
Ngày thứ Sáu, Thiên Chúa ngắm nhìn mọi ngõ ngách của thế giới.
Ngày thứ Bảy, Thiên Chúa nghỉ ngơi.
Và rồi, ngày Chúa Nhật, Thiên Chúa—
Mảnh đất như được định sẵn để trở thành một nghĩa trang.
Ngọn đồi từng một thời trù phú và màu mỡ nay hoàn toàn cằn cỗi, đá tảng nằm rải rác khắp nơi. Những miếng đá xưa cổ cười khúc khích mỗi khi gió khô thổi qua, và cảnh vật nằm trơ trọi chẳng có lấy một bóng người.
Có lẽ phải mất cả trăm năm thì nó mới trở lại được như trước.
Vùng đất này hoang tàn đến vậy đấy.
Một nhóm người chết đã ngủ yên ở đó từ lâu lắm rồi. Nơi đây thật sự là một nghĩa trang tự nhiên.
Và lúc này, ở một góc đồi, người ta có thể thấy một người giữ mộ nhỏ con đang chăm chỉ đào đất.
Ai là người giữ mộ, em mới mười hai tuổi.
Tất nhiên, công việc của em là quản lý nghĩa trang này rồi.
Em đào bằng tất cả sức lực. Dồn sức vào chiếc xẻng lớn để cắm nó sâu xuống đất, rồi dùng nó như đòn bẩy để xúc đất vào một cái giỏ.
Đứng dưới cái hố sâu đến đầu gối đó, Ai thở dài. Em duỗi lưng nhìn về phía tây. Mặt trời đang lặn, và những cơn gió bắt đầu hú lên nghe lạnh buốt.
Em nhìn cảnh mặt trời lặn với vẻ mặt miễn cưỡng, rồi sau một hồi, trông như em đã có quyết định, Ai nhảy ra cái hố mà mình vừa đào. Chung quanh là thật nhiều những cái hố tương tự.
Ai nhìn thành viên mới của đám hố và khịt mũi tự mãn.
“Xong việc!”
Rồi em mang đám dụng cụ đi xuống chân đồi. Ở đó có một cái lán và một giếng nước, nơi Ai chà rửa chúng. Chúng đã được xài cả ngày hôm nay nên bám đầy bụi đất. Ai cầm chặt phần cán thặt chặt, nhúng nó vào nước, lấy một cái bàn chà lại rồi xắn tay áo. Em chà sạch bụi bẩn, lau cho khô nước, rồi bôi dầu lên những chỗ cần, cứ thế cho đến khi các giỏ lớn nhỏ, các lưỡi liềm và cuốc đã lấp loáng dưới ánh hoàng hôn.
Rồi Ai nâng người bạn đồng hành của mình lên.
Chiếc xẻng.
Nó trông thật đơn giản, lưỡi xẻng bạc gắn vào một cây gỗ dài, ở phần lưỡi
những hình rễ cây quắn vào nhau, đó là bằng chứng rõ ràng cho thấy Ai là người giữ mộ.
Ai rửa chiếc xẻng hết sức cẩn thận.
Đống dụng cụ, cái giếng và chiếc lán đều là do dân làng chuẩn bị. Vì để đền đáp lòng tốt của họ, nên Ai luôn nâng niu và giữ gìn chúng. Em cất hết dụng cụ vào lán.
Trên tay em giờ chỉ còn lại mỗi chiếc xẻng.
“Hẹn gặp lại mọi người vào ngày mai.”
Nắng lấp loáng lần cuối trên đống dụng cụ lần cuối trước khi chiếc cửa đóng sầm lại.
Dọn dẹp xong rồi, Ai cuối cùng cũng nhớ đến bản thân mình. Mặt em lấp lem bụi đất. Bàn tay và móng tay đen thui. Ai thở dài, cởi giày, áo sơ mi, và xoã tóc.
Hình như vừa có một mặt trời khác sinh ra dưới ánh hoàng hôn.
Mái tóc vàng của em sáng đến thế đấy.
Em gội đầu và tắm mình chỉ bằng nước. Ánh đỏ trên tóc em dần chuyển thành vàng. Mái tóc lấp lánh dưới nắng như một viên ngọc quý bị chôn trong đất đã hàng thiên niên kỉ. Nhưng Ai tắm còn chẳng kĩ bằng một phần mười lúc em chà rửa đống dụng cụ đào mộ. Em càu nhàu sao mà nước lạnh quá, rồi mặc đồ lại dù người vẫn chưa hết xà bông.
Đôi tay chân to chỉ như một cây non xỏ vào ủng và áo quần.
Em vắt chiếc dây quanh vai theo kiểu dây đeo súng, trên đó có buộc búa và bay.
Rồi em mặc chiếc áo khoác có đính những vòng kim loại nhỏ.
Em chải mái tóc từng búi cao, đội chiếc mũ rơm rồi kéo dây mũ xuống cằm.
Rồi em xoay chiếc xẻng mặt có khắc hình hướng về phía trước và gác nó trên vai.
Vậy là Ai đã mặc xong bộ trang phục chính thức của một người giữ mộ.
Và khi mặt trời lặn dần xuống nơi đường chân trời xa, thì Ai cũng đi về nhà.
†
Hôm nay minh đã bắt đầu đào ngôi mộ thứ 47. Hy vọng là mai mình sẽ đào xong.
Ai vừa đi lên đồi vừa ngân nga một điệu nhạc. Em gõ nhịp vào chiếc xẻng bên vai, ngân nga mỗi khi em muốn, vừa đi vừa nhảy xuống con đường đồi tối như mực. Ai không thể ngã được. Em đã quá quen con đường này, quen tới nỗi em thậm chí còn biết loài chim nào sống trên cây nào nữa cơ mà.
Đi đến cuối con đường, bầu trời đêm và ngôi làng mở ra trước mắt Ai. Và xa xa phía sau những cánh đồng bất tận, có ánh đèn phát ra từ những ngôi nhà. Ẩn mình trong thung lũng là một ngôi làng cô độc và hiu quạnh.
Em dừng ngân nga.
Ai trịnh trọng hắng giọng, và kiểm tra kỹ lưỡng quần áo của mình từng chút một. Áo sơ mi của em đã sơ vin chưa? Dây giày có bị lỏng không? Trên người em có bị bẩn chỗ nào không?
Cuối cùng, em vỗ mạnh vào đầu mình rồi làm mặt thật nghiêm túc.
Người giữ mộ là người bảo hộ của cái chết, là sứ giả của người chết, và là vị thần của cái chết.
Ai luôn cảm thấy rằng là người giữ mộ thì cần phải giữ cho mình vẻ mặt nghiêm nghị.
Em quyết định tỏ vẻ nghiêm trang chỉ bữa nay thôi, rồi cất bước về phía ngôi làng.
Em đi thẳng lưng, mắt cụp xuống, đôi giày được đóng từ sắt và da in dấu trên mặt đất với mỗi bước chân. Rồi em đặt chiếc xẻng lên vai như một chàng lính ngự lâm, cố tỏ vẻ nguy hiểm mặc cho cơ thể nhỏ bé của mình.
Đúng lúc đó, một ông già trên cánh đồng chợt ngẩng đầu lên. Ai làm bộ liếc nhìn ông ấy một cách hờ hững nơi khoé mắt. Đó là ông thợ rèn già Yuto. Ông là người rèn tất cả các dụng cụ cho ngôi làng.
Ngay khi Yuto nhìn thấy Ai, ông ấy ngay lập tức đi khuất về phía bên kia cánh đồng. Ai tự nhủ rằng ông ấy hẳn là đã giật mình trước vẻ nghiêm trang của mình, và thầm giơ tay đắc thắng.
"Này~ mọi người! Ai về rồi kìa!!"
Đột nhiên, Yuto quay lại, và cùng với tiếng hét của ông, khoảng mười dân làng khác cũng bất ngờ xuất hiện. Ai nấy đều mặc quần áo vá, đầu đội mũ rơm. Họ gồm cả nam nữ, già trẻ của làng. Hầu hết họ đều bị thương, vài người bị mù, vài chân tay bị dị tật. Ngay cả những người không thường hay ra đồng cũng có trong số đó. Đồng lúa Vụ Xuân thật là nhộn nhịp.
Có vẻ như ai nấy cũng đều đang chờ Ai trở về.
Ai cong môi không vui, nhưng rồi dừng lại. Em hơi hạ đầu gối, cúi đầu xuống, và giơ xẻng lên. Em đọc trôi chảy lời chào của một người giữ mộ,
“Chào mọi người buổi tối. Hôm nay, cháu cũng sẽ tự hào về vai trò người giữ mộ của mình và đảm bảo cho mọi người một cuộc sống tốt đẹp—”
Nhưng lời của em bị át trong tiếng nói của dân làng.
“Sao cháu lại về muộn thế!? Không phải cháu hứa sẽ về trước khi mặt trời lặn sao?”
“Cháu đói không?”
“À đúng rồi, ta còn một ít kẹo đây, cháu ăn đi!”
“Đây là một ít nước chanh!”
Ai chẳng giữ nổi vẻ nghiêm trang dù chỉ một phút. Người dân trong làng tự nhiên vỗ đầu em. Một bà lão dúi kẹo vào tay Ai và một ông già cố tiếp lời cho em.
Giữa đám đông, Ai thở dài.
“Cháu không muốn kẹo hay nước chanh! Cháu có đủ đồ ăn cần thiết ở nhà rồi. Mọi người làm ơn đừng làm phiền cháu nữa. Xin hãy tiếp tục công việc của mình đi!”
Ai khăng khăng đòi quyền được làm người giữ mộ. Nhưng dân làng chỉ gật đầu mà không muốn thả em ra.
"Này!!"
Chợt có tiếng la từ phía xa. Một chàng trai trẻ vừa vẫy tay vừa chạy lại chỗ họ từ phía bên kia cánh đồng.
Đó là Yoki.
Thấy cứu viện xuất hiện, Ai nở nụ cười.
"Mọi người không được nuông chiều Ai đâu đấy! Nào nào, tất cả mọi người, đừng đứng đây nữa. Làm cho xong việc mình rồi về nhà nào!"
Ai nấy đều ngoảnh ngượng ngùng mặt đi. Rốt cuộc, bảng thông báo tuần trước đã ghi là "Không được cho người giữ mộ kẹo". Nhưng rồi chuyện lại đâu vào đấy. Ai đứng kiêu hãnh bên Yoki, nhìn chằm chằm vào dân làng. Những ai nhận thấy ánh mắt của em liền bỏ chạy, và những người còn lại cũng sợ hãi tránh xa.
Sau cùng chỉ còn lại hai người đứng ở đó. Ai khịt mũi đắc thắng, em ngẩng đầu lên nhìn Yoki để chia sẻ niềm vui đó.
"Giờ thì, Ai... không, người giữ mộ!"
Nhưng Yoki cũng ném cho Ai một cái nhìn lạnh lùng như những người kia vậy.
"Không phải anh bảo em là đừng có nhận đồ ngọt người ta cho nữa rồi sao!! Trời ạ, em tham ăn quá mà..."
Ai không thể làm ngơ khi bị nói thế được. Thế là em bực mình lên tiếng phản đối.
"Em ừ ối ồi ó hứ. àm ơn út ại ời anh ừa ói i!"
Em từ chối rồi đó chứ. Làm ơn rút lại lời anh vừa nói đi. Cho ai không hiểu thì đó là những gì Ai vừa nói.
Vì một lý do nào đó mà miệng Ai giờ đã ngậm đầy kẹo ngọt.
“…”
Ánh mắt lạnh lùng của Yoki đang đâm vào Ai.
Với vẻ mặt bối rối như một con sóc, Ai chỉ bực bội được có chút thôi, em nuốt hết đống kẹo rồi tự bào chữa.
“Em cũng chịu thôi.”
“…Vậy còn mấy cái kia thì sao?”
Yoki chỉ vào tay Ai, anh chẳng thể nào mà bực cho được vì Ai trông buồn cười quá. Tay phải em cầm một cốc nước chanh (cốc thứ ba), còn tay trái thì là một đống kẹo.
Cơ thể Ai vẫn thành thật hơn.
Và chiếc xẻng tượng trưng cho vai trò của người giữ mộ thì vẫn đang thản nhiên bị cắm xuống đất.
“Thật tình! Em!”
Yoki đưa tay lên chống nạnh. Đó là ‘Sấm Sét Yoki’ mà ai nấy đều sợ hãi. Anh ấy mà đã la thì sẽ làm một tràng dài lê thê cho mà coi.
Nhưng Ai chỉ giả điếc. Yoki có la cái gì cũng chỉ đi từ tai này qua tai kia của Ai vì em còn đang bận nghĩ ngợi. Em nhìn chằm chằm vào đôi mắt đen đang cau mày và đôi tai có hình thật đẹp.
Ai cảm thấy Yoki thực sự rất đẹp, hoàn toàn không giống như những người khác. Mái tóc và đôi mắt đen của anh ấy chẳng có gì đặc biệt, nhưng tổng thể cả người của Yoki lại có vẻ sáng lạng lắm vậy.
"Anh đẹp lắm, Yoki."
"Hả?"
Yoki đang ‘giảng bài’ bỗng chết lặng.
"...Ai, em có nghe anh nói không đó?"
"Có! Khi nào lớn em muốn làm cô dâu của Yoki."